Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Trần Thu Hà Diễn Ngâm Phần 48


Trời em ngâm hay qúa. Anh nghe mà thấy cay cay khoé mắt bởi câu thơ mà chính tự anh tay viết ra:
“Trần gian sao lắm điêu linh
Cánh bèo trôi nổi phận mình về đâu?“

Cuôc đời này thật là vô thường, ngắn ngủi như kiếp phù du bèo bọt, một tiếng trống đưa ma là kết thúc tất cả vui buồn giận hờn nuối tiếc khổ hạnh. Hành trang ta mang theo về thế giới bên kia vẫn chỉ là hai bàn tay trắng, có chăng chỉ là những kỷ niệm thơ ca du duơng cùng với tiếng gió, sóng gào, biển động, mưa rơi, thác đổ, suối reo. Tiếng vọng của âm thanh hang đá lạnh lẽo hoang vu.


Cám ơn em gái nhiều lắm. Thật là một hiện tượng cảnh giới tâm linh ngâm thơ tuyệt vời.

Xót xa nửa trái tinh cầu, năm canh trằn trọc bóng câu vội vàng là đoạn kết của cả hai bài thơ ngâm như phảng phất dư âm trong không trung. Nửa trái tinh cầu là anh ở bên nửa này trái đất, khi anh còn ngủ thì em thức dậy rồi. Bóng câu là anh muốn ám chỉ bóng vó ngựa vút qua song cửa sổ vội vàng chỉ cuộc đời anh đã nửa thế kỷ rồi. Tuy còn khoẻ mạnh nhưng cũng là hoàng hôn lá rụng về cội, cáo gìa quay đầu về núi mà rơm rớm nước mắt, ngựa hồ nghe gió bắc phương mà hí lên , con chim bắc làm tổ cành nam để nhớ về phưong nam là noi sinh ra nó. Giống như tâm trạng anh nhớ quê huơng Viêt Nam lắm Thu Hà ơi!

Nói dại sau này nhỡ anh có chết đi thì cũng nằm ở khu trung tâm nghĩa địa thành phố nào đó thôi. Mùa đông chắc là tuyết rơi nhiều lằm, đâu ấm áp nghe tiếng chim chèo bẻo chìa vôi chíp chíp như ở miền nhiệt đới có gió nồm nam hiu hiu thổi. Bài thơ này các ông các bà Việt Kiều biết trân trọng mà ngâm nga cho vui nhỉ mà khuây khỏa nỗi lòng. Còn nhược bằng khinh rẻ coi thuờng thì anh cũng đành chịu, biết làm sao được hả em?

-Trần Thu Hà: “ Anh nói hay quá, Con người ai cũng có nguồn cội, anh cũng vậy thôi, thôi thì đâu cũng là quê hương, anh đừng quá sầu thảm tấm lòng anh trái tim anh đã luôn hướng về quê hương đất mẹ còn gì vậy tốt rồi, chỉ cần quê hương trong tâm trí trái tim anh là đủ rồi, anh hiểu không, đâu phải cứ trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn mới là quê hương “

Nghệ sĩ Thu Hà ngâm thơ tôi cả 3 bài liền:
1. Thổn Thức Làm Sao
2. Ngâm Nữa Đi Em
3. Trăng Treo Cổ Mộc
 
Tôi thấy mình nên có nghĩa vụ trách nhiệm từ trái tim tâm hồn luơng tâm văn nhân kẻ sỹ mà viết bài này này vì 3 mục đích. Tri ân ngợi ca Thu Hà, bàn về cái hay gía trị nội dung của thơ được diễn ngâm, và phòng ngừa kẻ xấu manh tâm hiểm độc nhảy vào phá quấy. Biết đâu đấy chả có kẻ ngấm ngầm hằn học với khả năng thi ca của Lu Hà từ lâu mà gửi Email cho Thu Hà thóa mạ cô ta?

Có thể họ sẽ chia thành hai mũi tấn công: Mũi tiên phong là gửi Email báng bổ nghệ sĩ. Ngâm kiểu gì mà lạ vậy? Ngâm theo lối ca trù, hát nói, quan họ, hát dặm, hát xẩm, hát chèo vân vân và vân vân… Đại để cứ huyên thuyên nhặng xị  cả lên làm cho Thu Hà bấn loạn phân tâm. Họ hèn không dám nói toẹt móng heo treo móng lợn ra: Này Thu Hà muốn ngâm thơ ai tụi này mặc xác cô không thèm đếm xỉa đến. Chứ còn ngâm thơ lão Lu Hà là tụi này không để cô yên.
Tụi này sẽ dùng mọi thủ đoạn mưu mô nghiệp vụ có bài bản tinh vi để phá rối cho cô phải khóc lên chán nản buồn bực biếng ăn biếng ngủ rầu rĩ muộn phiền vẩn vơ lơ tơ mơ mới thôi. Vì lão Lu Hà làm thơ nhiều quá lấn át hết cả sân chơi của tụi này trên Facebook.
Lực lượng thứ 2 là tấn công tập hậu theo kiểu minh tu Sạn Đao ám độ Trần Thuơng. Nói zậy mà không phải zậy, hỏi zậy khen zậy, chê zậy mà không phải zậy lừa cô vào bát trận hoả mù không biết đâu mà lần. Họ sẽ nhân danh các bậc cha chú thày cô văn nghệ sĩ giáo sư văn khoa rỏm lân la làm quen truờng kỳ mai phục, gây tình cảm niềm tin kính trọng kéo dài 1 tháng, 6 tháng hoặc cả năm trời ròng rã mệt mỏi kiên trì ăn dầm ở dề cuối cùng chỉ là khuyên Thu Hà đừng ngâm thơ Lu Hà nữa. Vì càng ngâm làm Lu Hà càng hứng chí càng sáng tác khoẻ thì cánh văn nghệ sĩ thơ ca mậu dịch quốc doanh sẽ bị sập tiệm. Đơn giản mục đích chỉ tủn mủn hèn hạ có thế thôi. Vậy Thu Hà phải có bản lãnh: Muốn giao du kết bạn vơi Thu Hà kiểu gì cũng đuợc nhưng không dây dưa phàn nàn gì về anh Lu Hà. Nhờ vả Thu Ha đánh tiếng khuyên anh Lu Hà nên viết thế nọ thế kia là ổn. Thu Hà phải hết sức cảnh giác. Vả lại anh Lu Hà này giao du qúa nhiều các cô kiều nữ khác, nữ thi sĩ nghệ sĩ , học gỉa, triết gia vân vân và vân vân… Chính Thu Hà này không cẩn thận nói năng linh tinh nghe các vị xúi bẩy mà xúc phạm đến cá anh ấy sẽ bị anh ấy mắng cho và có thể chính anh ta còn diễu cợt nhạo báng cả Thu Hà bằng văn chương thơ phú. Nên Thu Hà chả dại gì mà khà khịa với anh ta. Chuyện Thu Hà cảm xúc vui lên thì ngâm trong cái gọi là Thi Xã, Tao Đàn kiểu trúc lâm thất hiền. 7 vị văn sĩ trong hội tao đàn thời nhà Tấn ngày xưa.
Các vị chưa biết thân phận cóc nhái ngu si mà cứ gửi Email hay vào khung chat phá quấy  không còn tí nhân cách liêm sỉ gì cả.


Thu Hà là một phụ nữ có thể cảm thấy ngại ngùng thẹn thùng vì thấy không có ai like. Vậy like là gì? Chỉ là những ký hiệu tỏ lời ngưỡng mộ có thể thành thật hoặc gỉa dối của ông A, bà B, anh kèo, chị cột, cô rùi, em mè gì đó thôi. Mà chẳng có lời bình phẩm nào có gía trị nhân văn hiểu biết hết. Vậy tôi viết hẳn cả bài bình giảng có phải tốt không? Không phải tự đánh bóng cho thơ tôi mà là tiếng gọi của trái tim tâm hồn. Giống như câu chuyện ngụ ngôn: Có một đám cháy rừng tất cả chim muông cầm thú chỉ đứng trơ ra nhìn, thì có một con chim vành khuyên cứ bay ra suối ngậm từng giọt nước nhả vào đám cháy. Thiên hạ mới nhao nhao lên cười trêu chọc. Này vành khuyên hình như cô không được bình thường mà cứ ngậm từ giọt nước vào miệng thì cô làm sao dập tắt cả một đám cháy? Vành khuyên nhỏ nhẹ trả lời: Tôi chỉ muốn làm một công việc bé nhỏ này theo khả năng của tôi do lương tâm mách bảo. Giữa lúc đó có một thiên thần bay qua nghe chuyện cảm động quá mà hóa ra một trận mưa lớn giúp vành khuyên dập lửa. Vậy Thu Hà ngâm thơ Lu Hà là do cảm xúc, việc làm hữu ích cho văn minh trí tuệ tô bồi cho chân thiện mỹ thì cứ an tâm mà ngâm. Chúa, Phật sẽ độ trì cho cô. Ngâm thơ tình có phải ăn trộm ăn cướp lừa đảo can tội hình sự đâu mạ sợ?

Vậy ở đời có những kẻ không biết làm thơ, ngâm cũng không, nếu không dăm ba lời cám ơn động viên khuyến khích người ta thì chớ nên dở trò khai thác mâu thuẫn phân hóa nội bộ hay xàm ngôn dùng lời nói lỗ mãng để đánh đòn cân não tâm lý chiến hòng tiêu diệt mầm mống niềm vui thú đam mê sáng tạo của người ta đi.

Nghệ sĩ Trần Thu Hà ngâm thơ tôi liền một lúc 3 bài thơ. Giọng cô Bắc pha Nam như rượu vang pha bồ đào lắc lên sủi tăm thành thứ mỹ tửu tuyệt hảo xao xuyến lòng người. Ai có trái tim đá đầu củ chuối tai trâu không biết xao xuyến thì thôi chứ tôi Lu Hà này là một con người đúng nghĩa theo tiêu chuẩn của Chúa và Phật về thế nào là con người.

 Thu Hà ngâm đã làm tôi xúc động và để tri ân nữ . Tôi xin gửi tặng Thu Hà và thế hệ mai sau bài bình luận này. Giải thích ý nghĩa của bài thơ hay dở ra sao mà thi sĩ Lu Hà xúc động vậy? Xúc động thật sự hay xúc động gỉa vờ theo kiểu con hát mẹ khen hay? Xin mọi nguời nếu có hứng thì đọc hết cả bài luận này có chấm có dứt, thứ tự trước sau. Nếu có sai dăm ba lỗi chính tả thì đừng bới lá tìm sâu trẻ tư sơi tóc ra nhé. Có giỏi thì truờng văn trận bút phê bình cái không hay của các bài thơ đi với Lu Ha.

Trước hết là bài: “ Thổn Thức Làm Sao“

Thổn thức nghĩa  khóc thành những tiếng ngắt quãng như cố nén mà không được, do quá đau đớn, xúc động. Trong lịch sử thi ca Việt Nam đã có  truờng hợp thi sĩ Đông Hồ là giáo sự đại học vì quá thổn thức xúc động trên giảng đường Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, khi ông đang ngâm bài thơ "Trưng nữ vương" của nữ thi sĩ Ngân Giang, đúng đến câu: "Chàng ơi điện ngọc bơ vơ quá
-Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi" thì đứt mạch máu não, té xỉu trong tay sinh viên. Ông được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê và đến tối hôm ấy thì tắt thở mà nét mặt của cố thi sĩ vẫn hồng hào và tươi. Cái chết của ông thật đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ.

“Thu Hà ngâm tặng Lu Hà
Cuộc đời nghệ sĩ mặn mà đáng yêu “

Thật là trời khéo xe duyên thơ, cả hai đều tên gọi là Hà cả. Thu là chỉ mùa thu Việt Nam, lu nguyên âm tiếng Pháp gọi là lulu. Con chó đáng yêu. Người làm thơ kẻ ngâm nga đều là nghệ sĩ sáng tạo gía trị nghệ thuật tinh thần làm đẹp cho đời

“Liễu thanh duyên dáng bóng kiều
Kiêu sa ánh mắt gió chiều mây bay“

Liễu thanh tuợng trưng cho người phụ nữ đẹp. Có tích kể nàng Liễu Kỳ Khanh là một kỹ nữ tài hoa yêu một chàng văn nhân và chết vì một mối tình chung thủy mà khi chết đi, trên mộ nàng có những có trồng những cây liễu thanh thanh, và chàng văn nhân đó đã bỏ nhà đi tu mất tích. Còn có tích liễu Tràng An nữa. Nên cành liễu là biểu tượng vẻ đẹp của phụ nữ. Ngay trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng phải thốt lên:

Dưới cầu nước chảy trong veo
Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha“

Cả khi đi xứ nhà thanh cụ cũng vào viếng mộ nàng Tiểu Thanh trồng toàn dương liễu trong bài Độc Tiểu Thanh Ký:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?“

Còn Lu Hà tôi chả mong 300 năm sau, chỉ mong 30 năm sau có ai nghe thơ Trần Thu Hà ngâm thơ Lu Hà mà khóc không?

Đời nhà Đường, Hàn Hoành tuổi trẻ nổi tiếng là một người tài danh. Nhà nghèo kiết, lấy một nàng kỵ nữ họ Liễu ở Chương Đài. Tôi xin ghi lại bản dịch tiếng Việt:
“Liễu ơi, hỡi Liễu Chương Đài,
Ngày xưa xanh biếc, hỏi nay có còn?
Ví tơ buông vẫn xanh rờn,
Hay vào tay khác, khó còn nguyên xưa!“


“Thăng trầm bao nỗi đắng cay
Trán nhăn tư lự giãi bày tâm can
Phong vân bốn bể non ngàn
Nửa hồn phiêu lãng chứa chan ân tình“

Cuộc đời Lu Hà này quả là thăng trầm từng đi bộ đội lính là công binh mở đường đoàn 559 vùng Hạ Lào, bị những trận bom tọa độ B52 của Mỹ  mà lạ thay chả bị trúng miểng nào. Bị sốt rét ác tính xuýt chết dưới hầm sâu. Trong khi anh em trong đơn vị mỗ lợn đánh chén, vì tham ăn nên chả ai nhớ đến Lu Hà. May có thằng bạn ngày xửa ngày xưa cùng học lớp 4 trường làng, làm cán bộ khí tài trên trung đoàn về chơi hỏi thăm chính trị viên là thằng Hà đâu? Mới xuống hầm thăm phát hiện ra Hà thi sĩ lên cơn sốt rét ác tính mắt trơn ngược mới hè nhau đưa đi cấp cứu. Mấy lần hút chết cả khi mới sinh mẹ mất sữa bị đói lả mà không ai biết. May ông  bà nội trí cao dùng mẹo lấy chanh chua nhỏ miệng mới tỉnh lại nhóp nhép cái miệng đòi ăn, tắm sông bị tí bị dòng nước lũ cuốn đi.  May có người  vô tình nhìn thấy kéo vội vào bờ.

Bây giờ mới trán nhăn tư lự giãi bày tâm can. Phong vân tức là gió mây bốn bể non ngàn. Thực ra tấm thân này đi hết năm châu bốn bể thì không mà chỉ có tâm hồn là cưỡi mây đạp gió dùng phép cân đẩu vân như anh chàng Tôn Ngộ Không mà lướt qua bốn bể non ngàn thôi. Nửa hồn phiêu lãng trở về miền trung nũng nịu chứa chan ân tình với cô Trần Thu Hà .

“Trần gian sao lắm điêu linh
Cánh bèo trôi nổi phận mình về đâu?
Dặm trường sóng vỗ bể dâu
Mười năm vật đổi ngọc châu theo dòng“

Trần gian điêu linh, cánh bèo thân phận về đâu ý thơ này theo Lu Hà là hay nhất đã phân tích ở phần trên rồi. Thôi khỏi nói nữa.
 Còn chuyện 10 năm thành dâu bể thì xin giải giảng ý nghĩa bằng một bài bình của tôi về thơ Thày Thích Trí Hải:

„Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá
Lệ lòng mong cạn chốn am không
Cửa thiền một đóng duyên trần dứt
Quên hết người quen chốn bụi hồng.“

„Sông mười năm đã trở thành dâu bể
Thì cuộc đời ai dám hẹn trăm năm. „

Phù thế tức là kiếp phù du trần thế tự tạo ra nhiều duyên nghiệp, Thày cũng đã từng tơ vương duyên nợ trần căn. Thôi cũng đành bỏ lại để vào chốn am không quyết cắt bỏ tham sân si, tứ đại giai không tình thù luyến ái, xả bỏ hết. Cửa thiền khoá lại lệ lòng mong tuôn cạn để tìm lại tâm thanh tịnh thảnh thơi trong câu kệ lời kinh.

Quên hết người quen chốn bụi hồng trần, cõi đời ô trược. Một bài thơ đọc lên mà buồn man mát nhưng chí đã quyết tu theo chính đạo dứt bỏ sinh tử luân hồi phải có chí lớn lắm phải có duyên tu hành từ nhiều kiếp, chứ người bình thường trí tuệ không thông sáng, vững vàng vẫn bị cái thân phù thế bèo bọt níu kéo không chừng dở vụng đường tu, bao nhiêu công lao tu trì tinh tấn đều bỏ phí cả, đổ hết xuống sông xuống biển. Còn hai câu thơ 8 chữ là sự giác ngộ về vũ trụ quan của Thày.

„Sông mười năm đã trở thành dâu bể
Thì cuộc đời ai dám hẹn trăm năm.“ Lu Hà không có ý là một nhà bình thơ, đại để chỉ xin phép vài câu muốn được bày tỏ đàm đạo với Thày Hải Trí.

Rất mong được Thày chỉ giáo cho. Không biết bây giờ Thày được gọi là phẩm hàm chức sắc gì trong nhà Phật nhỉ? Tì Kheo, Đại Đức, hay Thượng Toạ? Thật ra Lu Hà đã lớn tuổi rồi, mà chưa hề đi chùa lễ Phật bao giờ, quy y tam bảo thì chưa, vả lại được rửa tội trong nhà thờ Công Giáo. Nên đối với Thày là người mang giòng họ Thích bên nhà Phật, lại còn quá trẻ, nên chỉ muốn được cư xử như là bạn thơ ngoài đời. Đó là lý do Lu Hà tôi không muốn gọi một chàng trai trẻ là Thày, xưng con như đối với Cha Xứ ở trong nhà thờ. Tuy thế nhưng lại rất thích nghiên cứu tìm hiểu về giáo lý nhà Phật, muốn được học và đàm đạo với Thày.

Sông mười năm đã trở thành dâu bể - Thì cuộc đời ai dám hẹn trăm năm?

Theo ý tại hạ là Thày muốn nói về tận cùng và khởi điểm. Theo quan điểm nhà Phật không có thời gian, không có điểm đầu và điểm cuối. Chỉ có không gian hư ảo, hư vô sắc sắc, không không. Quan niệm về quá khứ vị lai là tâm khởi của người đời mắt thịt, của kẻ phàm phu mà thôi. Như ngày nay đầu thế kỷ 20, khi Abert Einstein đã tìm ra mối tương quan giữa năng lượng và vận tốc theo công thức: E = M C² . Tại hạ không phải là nhà vật lý hay toán học gì cả, chỉ hiểu đại khái thuyết lượng tử hay thuyết tương đối gì đó người ta nếu đạt được tốc độ cuả ánh sáng thì một ngày trên conTàu vũ trụ bằng dưới đất là 1 năm.

Vũ trụ của chúng ta có nhiều tầng không gian khác nhau, khoa học đã xác nhận về không gian ba chiều. Mỗi tầng không gian là một cảnh giới và sẽ có những chúng sinh tâm thế khác nhau. Trong Phật Giáo gọi là người trời và ta gọi là người hành tinh khác, dù là người trời Phật Giáo cũng có nói họ vẫn chịu khổ đau và trải qua nhiều kiếp luôn hồi lục đạo.

Theo con nhà Phật thì ánh hào quang, tốc độ ánh sáng của Phật chỉ một niệm thôi có thể phân thân về thế giới ADiĐà.

Cái chuyện ngày xửa ngày xưa, anh chàng nho sĩ Từ Thức vào chốn động thiên thai sống với tiên chỉ 1 năm thôi, nhưng khi về quê nhà vẫn con sông xưa, vẫn gốc đa xưa, nhưng cảnh vật xung quanh đã thay đổi là 100 năm rồi.

Từ Thức có hỏi một chàng trai trẻ trong làng có nhớ cách đây có một ông cụ tên là Từ Thức gì đó, bỗng nhiên vào núi hái thuốc rồi biến mất, chỉ nghe người ông cố nội kể lại mà thôi…

Nay Thày Hải Trí lại: Sông mười năm đã trở thành dâu bể, thì cuộc đời ai dám hẹn trăm năm. Vạn vật đều vô thường không có thật chỉ là do vọng tưởng mà ra?

Một nhà triết học phương Tây cũng từng nói không ai có thể tắm lại ba lần trong một con sông. Nghĩa là cái khối nước vưà tắm xong sẽ trôi tuột ra biển, và một khối lượng nước mới lại đổ dồn về. Nếu tính vài sátna thôi thì con sông đó đã thay đổi như thế nào rồi? Sông 10 năm đúng là có nhiều thay đổi như chuyện bãi biển biến thành nương dâu. Thì một đời người ai dám hẹn 100 năm để kết tóc se duyên? Tất cả chỉ là thời gian hữu hạn sinh trưởng hoại diệt, cuộc đời chỉ là quán trọ trần gian tạm bợ. Cho nên nhà Phật đã đề ra thuyết tứ diệu đế để phân tích nguyên nhân của cái khổ và tìm biện pháp giải thoát chính là con đường tu tập để về cõi niết bàn. Thày muốn đi tu để vãng sanh vĩnh cửu vào thế giới A Di Đà?

Đó là cái ý cuả bài thơ Thày đọc khi ngồi thiền bên bờ suối?

“Quy Nhơn sông nước láng trong
Cầu ao em gái ngồi hong tóc bồng
Nắng vàng giải sợi mênh mông
Líu lo chim hót cánh đồng cỏ non “

Quy Nhơn là tỉnh nhà quê hương của nghệ sĩ Trần Thu Hà, là vùng đất Chiêm Thành ngày xưa mà chàng trai hào hoa phong nhã tài hoa Chế Mân con cháu vua Chế Bồng Nga khi lên làm hoàng đế đã cắt hai Châu Ô – Lý làm của sính lễ cưới nàng công Chúa Trần Huyền Trân về làm Hoàng Hậu. Tuy là thơ lục bát nhưng từng cặp đã đối ý nhau chan chát không khác gì thơ đưòng luật.  Cảnh đối cảnh : sông láng nước trong- ngồi hong tóc bồng, tóc người em gái cũng láng muột như dòng sông xõa tóc những hàng tre. Nắng vàng giải sợi-líu lo chim hót. Mênh mông- đồng cỏ non là những hình ảnh dẹp như bức tranh thêu gấm lụa.

“Bông đào điểm nụ môi son
Nàng trăng thổn thức chon von đỉnh sầu
Dòm song thôi thúc bóng câu
Cung đàn rền rĩ mưa ngâu điệu buồn...!“

Viết đến đây tôi sực nhớ tới câu thơ của Thôi Hiệu ngày xưa:


“Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.“

Dịch nghĩa:
Ngày này năm ngoái tại cửa đây
Hoa đào và mặt người cùng ánh lên sắc hồng
Gương mặt người xưa giờ không biết chốn nao
Chỉ thấy hoa đào vẫn như cũ cười với gió đông.

Nụ môi son của người con gái Quy Nhơn đẹp như cánh hoa đào của chàng Thôi Hộ đời nhà Đường. Một lần chàng trai Thôi Hộ dạo chơi phía nam thành Lạc Dương. Nhân thấy một khuôn viên trồng đào rất đẹp, tươi thắm những hoa, chàng đến gõ cổng xin nước uống. Lát sau lại thấy một thiếu nữ diễm lệ e ấp nấp trong vườn đào. Uống nước xong, chàng ra đi.

Năm sau, cũng trong tiết Thanh Minh, người con trai trở lại chốn cũ, nhưng cổng đóng then cài, gọi mãi không thấy ai. Chàng viết bài thơ trên dán trên cổng. Lâu sau khi trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra rồi thấy một ông lão ra hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không và cho biết con gái của cụ sau khi đọc xong bài thơ bỏ cả ăn uống, đã chết, xác vẫn còn ở trong nhà. Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người con gái, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn ấm và mặt mày vẫn hồng hào. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại và họ trở thành vợ chồng.

Bóng câu là hình ảnh ngựa câu, nhanh và khoẻ tựa như ngựa xích thố của Lã Bố sau về tay Quan Vân Trường
  Hà thi sĩ dùng ngựa câu bóng câu để ví von thời gian như bóng câu qua cửa. Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi. Những hương sầu phấn tủi hoài vương.
Trang Tử còn ví đời người ta như giấc ngủ trưa như bóng duơng hay bóng mặt trời lướt qua song cửa sổ, ngoảnh đi ngoảnh lại đã xế chiều rồi. Chỉ còn lại cung đàn rền rĩ mưa ngâu điệu buồn…!


Ngâm Nữa Đi Em
Cảm xúc khi nghe Trần Thu Hà ngâm thơ

Ngâm thơ có nhiều thể loại mà chỉ có ở Việt Nam. Người Tàu thích đọc thơ hơn ngâm, cổ phong hay thơ đường thì ngắn, đọc lên để tận hưởng cái ý nghĩa thi vị của từng câu chữ. Do cấu trúc ngôn ngữ Việt Nam đặc biệt có các thanh dấu có gía trị như từng nốt nhạc của phương Tây. Những bài thơ tự do  vô thưởng vô phạt do cấu trúc đơn giản vần luật kém có thể phổ nhạc Tây vào hát mà thành hay. Nhưng ngược lại những bài thơ mượt mà vần điệu âm luật chặt chẽ mà cũng phổ nhạc sẽ làm cho bài thơ kém gía trị tâm linh đi. Nên cứ để nguyên si mà ngâm thì mới tôn cái hay cái đẹp chân thiện mỹ của bài thơ.

Thật là may mắn hạnh phúc cho người Việt mà ngâm thơ trở nên du dương trầm bổng lên xuống như hát. Ngâm thơ có nhiều thể loại: ngâm sa mạc,ngâm Kiều lẩy Kiều, ngâm theo điệu hát ru, ngâm theo hát, ngâm tao đàn. Ngâm tao dàn là đỉnh cao của nghệ thuật ngâm thơ. Như nghệ sĩ Trần Thu Hà ngâm cả ba bài thơ  này rõ ràng là ngâm tao đàn rồi.
Ngâm thơ tao đàn của miền Nam nhưng do nhà thơ Đinh Hùng người Bắc tạo ra sau hiệp định Genève năm 1954 khi chia nước Việt ra làm đôi . Thang âm hoàn toàn miền Nam : do, mi, fa, sol, la,  . Chữ cuối câu thơ nếu là dấu huyền thì ngâm ở nốt do . Còn nếu không dấu thì ngâm ở nốt fa hay có thể ngừng ở nốt sol
Ngày nay ở hải ngoại, có nhiều người thích ngâm thơ nhưng căn bản không có , hoặc không nắm vững các thể loại và lại thích trộn ba bốn thể loại ngâm thơ vào chung trong một bài khiến cho khi nghe một chương trình ngâm thơ trở thành nhàm chán .

Các thi nhân Việt Nam ta ngày xưa có thú chơi thơ rất phong lưu. Các chàng nghèo nhưng lại rất hào hiệp đa tình. Nếu làm ra một bài thơ thường ra phố Khâm Thiên ở Hà Nội, quẳng lên chiếu vài cắc vài chinh Bảo Đại cho các cô ả đầu ngâm nga và tự mình gõ phách để tạo thêm cảm hứng cho men thơ cho cảm hứng sáng tác tăng thêm ra nhiều bài thơ mới. Trần Thu Hà ngâm thơ rất kịp thời miễn phí cho Lu Hà tôi qủa là một việc làm rất đẹp rất đáng yêu chẳng khác gì trong nhà Phật gọi là cúng rường cho 3 ngôi tam bảo: Phật- Pháp- Tăng.  Cho đạo thơ của thi sĩ Lu Hà có cơ hội bay cao đạt tới cảnh giới siêu thăng tâm hồn mãn nguyện. Tôi  Lu Hà nguyên thần chủ vẫn ngồi đây béo tốt mà hồn cứ như cánh mây phiêu diêu nơi miền cực lạc.

“Ngâm nữa đi mây sầu ngơ ngác
Liễu thanh xinh xào xạc ban mai
Nắng vàng nhuộm mái tóc ai
Bướm say vườn ái giao đài mộng mơ“

Ngâm cho mây sầu cũng phải ngơ ngác mà không biết về đâu thật là siêu hình. Liễu thanh xinh xào xạc từng chiếc lá cong dài mượt mà quấn quít xao xuyến hôn nhau vuốt ve dưới nắng ban mai. Nắng vàng nhuộm mái tóc em bậc thuyền quyên thục nữ. Bướm cũng phải say lên trong niềm khoái lạc tìm chốn giao đài ,tao đàn mộng mơ của thơ. Bốn câu mở đầu là cả một bức họa sơn thúy hữu tình có đủ mây, liễu, bướm hoa, giao đài. Chữ ít tình nhiều phong cảnh màu sắc phong phú

“Hồn ngây ngất dòng thơ tuôn chảy
Giọng du dương lửa cháy khơi lòng
Trái tim hồi hộp ngóng mong
Ngựa hồng xao xuyến bên dòng sông tương“

Ngâm thơ như vậy nghe mới sướng. Ai đó chẳng may do khuyết tật bẩm sinh bị điếc hay có tai mà như tai trâu hay tâm hồn nghèo nàn hay do giáo dục mà bị cằn cỗi co rúm, nhỏ mọn hẹp hòi không biết mở rộng tấm lòng mà tự ra để đón nhận lời thơ cũng như giọng ngâm của Thu Hà và Lu Hà mà tự khóa trái kín mít là thiêt thòi cho người đó, quả là đáng tiếc đáng thương hại. Thơ người ta làm như thế giọng ngâm truyền cảm đẫm lệ như thế mà vẫn gân cổ lên không hay phải ngâm  như anh chàng trồng ổi Lệ Rơi hay Chí Phèo mới hay kìa là tự lừa dối lòng mình luơng tâm mình. Đáng tiếc, đáng tiếc cho một kiếp người vô tri vô giác cỏ cây gỗ đá không biết thưởng thức nghệ thuật.

Ngâm thơ để tâm hồn thi nhân ngây ngất bay bổng, cho dòng thơ ngọt ngào thánh thiện như mạch nước cam lồ tuôn chảy. Giọng du dương cho ngọn lửa lòng, lửa tình đầy khát vọng cho trái tim rung lên bần bật hồi hộp nín thở sung suớng như ngựa hồng hay ngựa xích thố của chàng Lã Bố đón nàng Điêu Thuyền, như chàng Kim Trọng thả lòng dây cuơng bên dòng sông Tương khi nhìn thấp thoáng từ xa bóng hai chị em nhà Thúy Kiều Thúy Vân vậy.

Sông Tương trong câu thơ là một hình ảnh tượng trưng cho nỗi nhớ mong.
Để diễn tả nỗi nhớ nhung khắc khoải  trong lòng Kim Trọng và Thúy Kiều khi ấy, thi hào Nguyễn Du đã gói ghém tình ý trong hai câu thơ:
“Sông Tương một giải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia“

Trong tình sử Tàu con sông Tương xưa kia cũng đã chứng kiến cuộc vĩnh biệt thời vua Thuấn với Nga Hoàng và Nữ Anh, nước mắt hai bà đã thấm ướt bờ sông Tương nên trong văn chương cổ điển vẫn thường mượn hình ảnh sông Tương để nói lên sự ly biệt, ở cách xa mà lòng nhớ mong nhau.

“Bầy én lạc Vương Tường thương nhớ
Hán Nguyên còn vướng nợ đào tơ
Trách người quân tử hững hờ
Đa tình cổ hận đôi bờ thông reo“

Vương Chiêu Quân tức Vuơng Tường là một mỹ nhân thời nhà Hán, một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử China. Về sau do kiêng chữ húy của Tư Mã Chiêu, nàng được đổi gọi là Minh phi
Với sắc đẹp được ví là lạc nhạn, câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biển của thi ca, nghệ thuật. Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử China như một người đẹp hòa bình, sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.
Nàng là một trong Hai đại mỹ nhân của lịch sử nhà Hán cùng với một mỹ nhân khác tên Triệu Phi Yến.

 Vua Hán Nguyên Đế do thiếu cẩn trọng vì ông lắm cung tần, nên mới sai Mao Diên Thọ vẽ tranh các cung nữ. Thọ thích ăn của đút, nhưng Chiêu Quân tính nết cương trực khảng khái không chịu chi tiền, nên hắn cố tình để rớt một giọt mực duới đuôi mắt nàng. Vua chê cung nữ đẹp mà có nốt ruồi thì xí quá và bỏ qua. Khi ngày rước râu về Hung Nô tức Mông cổ cho Thuyền Vu thì mới phát hiện mỹ nhân qúa đẹp, đem lòng yêu dấu nhưng trót hứa gả cho Thuyền Vu rồi mà đành ngậm đắng nuốt cay.
Khi qua Nhạn Môn Quan, cửa ải cuối cùng, Chiêu Quân được cho là đã cảm tác nhiều bài thơ rất cảm động. Tiếng đàn của Chiêu Quân ở Nhạn Môn Quan trở thành điển tích Hồ Cầm.

“Ôm đàn gảy hắt heo gió thổi
Thuyền Tầm Dương trôi nổi cánh bèo
Áo xanh Tư Mã chân đèo
Trăng non ẻo lả nai theo lối mòn“

4 câu này tả lại tích quan tư mã  Bạch Cư Dị gặp một kỹ nữ gảy đàn ở sông Tầm Duơng mà làm ra bài Tỳ Bà Hành và Trường Hận Ca tả lại cuộc tình nàng Dương Qúy Phi và vua Đường Minh Hoàng, đã đủ tỏ tài thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh đẹp, lời bình trầm lắng, ý ngoài lời, ca tụng, mỉa mai đều kín đáo; bài thì hoà đồng vào cảnh ngộ cùng nhân vật, viết lên những tâm trạng gửi gắm của cả hai, người gẩy người nghe, vào tiếng đàn trên bến Tầm Dương. Bài thơ da diết, buồn thấm thía mà nỗi đời thì vời vợi mênh mang.

Chính tôi Lu Hà đã chuyển dịch cả hai bài thơ của Bạch Cư Dị ra thơ song thất lục bát, nhưng khuân khổ có hạn, nên không tiện đăng.  Bài thơ tôi viết tặng Trần Thu Hà đã làm cho tâm hồn tôi bay bổng gần xa miên man thôi miên đầy lạc thú, cảm hứng

Bây giờ tâm hồn thi sĩ Lu Ha tôi mới đậu xuống vùng quê hương Qui Nhơn để tìm nàng Trần Thu Hà bằng 4 câu kết:

“Người con gái môi son má phấn
Bóng điệp hồ lận đận trần gian
Cánh lan thơm ngát non ngàn
Trăm năm đẫm lệ chiều tàn khói lam!“

Điêp hồ là con bướm còn liên can can tới truyện tình Lan và Điệp mà người ta đã diễn tuồng ca cải lương đó.



Trăng Treo Cổ Mộc
Cảm hứng khi nghe Trần Thu Hà ngâm thơ

Cổ mộc là một cái cây to gìa cỗi cành lá dây leo xum xuê như cây đa, cây sồi ta thường thấy ở các làng quê Việt Nam. Cây to dùng làm nhà cửa đồ đạc được gọi là kiều mộc, cây có cành mọc là là gần đất gọi là quán mộc. Trăng treo cổ mộc là hình ảnh tượng trưng ám chỉ Hà thi sĩ như cây cù mộc gìa nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung đến nỗi nàng Hàng Nga tức là mặt trăng phải xúc động về tâm hồn thi nhân mượt mà ấm áp tình người của chàng mà  gửi mặt trăng to như qủa bưởi Đoan Hùng hay qủa dừa Qui Nhơn chín mọng, đầy nước treo lơ lửng trên ngọn cây vậy.

“Dòng trường ca đêm nay dừng lại
Giọng thơ ngâm tê tái buồn sao
Trăng treo cổ mộc thì thào
Hằng Nga cung cấm má đào đợi ai “

Thời gian gần đây tôi đang miệt mài bám theo từng khúc trường ca cập thời: Vua thủy tề và vuơng quốc cá không mộ của triết gia kiêm thi sĩ Paul Nguyễn Hoàng Đức, tôi chuyển thể dịch thơ đối họa sang dòng thơ trường ca của tôi theo 3 thể song thất lục bát, lục bát và 8 chữ. Nhưng khi nghe nghệ sĩ  Thu Hà ngâm thơ tôi nên tôi đã dừng viết trường ca mà làm thơ tình tri ân nữ nghệ sĩ. Giọng ngâm của Thu Hà nỉ non mềm mại bóp trái tim tôi. Giống như tình nàng Hằng Nga treo trăng lên ngọn cây đa cây sồi, cây thông gìa ngỏ ý mời thi sĩ thả hồn lên choi cung trăng, đêm nay vắng vẻ kín đáo chả ai theo dõi rình mò đâu mà sợ, nhanh nhanh lên thăm nàng đang ở cung Quảng Hàn đợi thi nhân vào tình tự… Một cảnh giới mơ màng mộng ảo mà như thực.

“Chàng cát sĩ u hoài thương nhớ
Cửu Long Giang sóng vỗ dạt dào
Cố hương thổn thức nghẹn ngào
Sông Hồng sầu thảm ứa trào giọt châu“

Nhưng lòng chàng vẫn nấn ná quyến luyến nơi chôn nhau cắt rốn quyến luyến giải đất hình chữ S trăm nhớ ngàn thương khi nghe thấy trong lòng Cửu Long Giang sóng vỗ, sông Hồng Hà sầu thảm ứa trào những giọt lệ như những hạt trân châu. Nuớc mắt có khi chảy nguợc nuốt vào trong mà không nói ra lời.

“Người thiếu phụ canh thâu bày tỏ
Nỗi niềm này trăng có biết không ?
Qui Nhơn cò lả cánh đồng
Hà Thanh cá lội Cù Mông nương đèo”

Còn nghe cả giọng ngâm của Thu Hà lại thổn thức bày tỏ cùng trăng tức chị Hằng Nga. Thôi để chàng thi sĩ về thăm tỉnh Qui Nhơn có cánh đồng thẳng cánh cò bay có dòng sông Hà Thanh rừng nguyên sinh khu vực đèo Cù Mông, gò đồi,  ruộng muối, bãi, đầm Thị Nại, hồ Phú Hòa v.v…

“Chế Bồng Nga hắt heo ngọn cỏ
Đền Champa cổ độ trăng soi
Miền Trung cá nước mặn mòi
Huyền Trân vương vấn sương rơi lá sầu“

Quy Nhơn quê hương Thu Hà thuộc vùng đất đàng trong xứ Thuận Quảng: cách đây trên 400 năm đã xuất hiện phủ Quy Nhơn. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa nàng Huyền Trân theo lời vua cha là vua Phật Trần Nhân Tông làm vợ chàng Chế Mân tài ba phong nhã đã từng sát cánh cùng quân nhà Trần chống giặc Mông Cổ ở mạn phía nam. Huyền Trân là cả một câu chuyện tình sử bi ai. Nàng rất yêu Chế Mân và sẵn sàng lên giàn hỏa thiêu theo phong tục nước này. Huyền Trân công chúa  làm  vợ Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung cướp về, sau đó xuất gia. Câu chuyện về công chúa được truyền tụng trong dân gian. Thật ra thai tử nối ngôi vua Chế Mân cũng không muốn công Chúa chết, nên cố tình mắt nhắm mắt mở để cho quan hành khiển cuớp đi, không cho quân đuổi theo. Vua chỉ giữ lại hoàng tử mới sinh ra mà thôi. Chuyến tàu ra bắc bị giông bão mà phải đi vòng. Thiên hạ còn thối mồm bịa chuyện vu cáo công chúa tặng tịu với Trần Khắc Chung. Tiện đây Lu Hà tôi xin cúi đầu xin lỗi trước linh hồn công chúa vì Lu Hà tôi do thiếu thông tin nên cảm hứng ra bài thơ tả về mối tình của nàng với Trần Khắc Chung là do nhầm lẫn. Thực ra công chúa rất yêu Chế Mân. Nên mới có câu: Huyền Trân vuơng vấn sương rơi lá sầu….

“Dòm song cửa mưa ngâu lã chã
Bụi tuyết bay tầm tã dãi dầu
Xót xa nửa trái tinh cầu
Năm canh trẳn trọc bóng câu vội vàng…!“

4 câu kết tả tâm trạng Lu Hà lúc này trong tâm trạng nhớ quê và nghĩ về thân phận chìm nổi phiêu hạt nơi đất khác quê người của mình như đã phân tích từ ngay đầu bài bình thơ này rồi. Bóng câu vội vàng ý nói thời gian đi nhanh, mỗi năm mỗi tuổi. Đời người chóng gìa chỉ còn hai ba tuần nữa là lễ Noel mừng Chúa giáng sinh rồi nghe pháo giao thừa đón năm mới.

Xin bày tỏ cảm ơn nữ sĩ Thu Hà ngâm thơ tôi và xin tri ân lại bài bình giảng này đễ nghệ sĩ và các bạn trẻ hiểu ý nghĩa bài thơ cho thật sâu sắc thêm. Đây không phải khoe thơ đánh bóng người tung kẻ hứng chi hết mà là một cố gắng đặng giúp các bạn trẻ học sinh sinh viên Việt Nam thêm kiến thức văn học. Lời bình giảng viết nhanh chắc không tránh khỏi nhiều thiếu xót như gõ sai lỗi chính tả.

Cám ơn các bạn công tâm đọc.

21.5.2019 Lu Hà






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét